Các tính chất cơ học của kim loại, thép không bị ảnh hưởng sau quá trình mạ.
Mạ kẽm nhúng nóng có tác dụng tạo lớp bảo bệ các kết cấu kim loại trong những môi trường khắc nghiệt, sương muối, nước biển, khí công nghiệp…
Phương pháp mạ kẽm nhúng nóng được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như: Xây dựng, truyền tải điện, giao thông vận tải, nhà máy giấy, nhà máy hóa chất, giàn khoan dầu khí…
2. QUY TRÌNH MẠ KẼM NHÚNG NÓNG
Quy trình mạ kẽm nhúng nóng thông thường bao gồm các công đoạn chính sau:
- Làm sạch bề mặt kim loại, tẩy sơn, dầu hoặc các tạp chất bám trên bề mặt. Việc này giúp cho lớp mạ bám tốt vào bề mặt kim loại, lớp mạ không có mầu sắc khác thường. Công đoạn này được thực hiện trong bể có chứa dung dịch kiềm nguội pha thêm chất phụ gia.
- Rửa nước, làm sạch dung dịch kiềm và dầu mỡ từ công đoạn trên.
- Tẩy rỉ sét bằng axit
- Rửa nước, làm sạch chi tiết sau khi tẩy axit
- Xử lý hóa chất, mục đích là bảo vệ bề mặt chi tiết không bị oxy hóa trong quá trình sau này và tăng mức độ thấm ướt của kẽm lên bề mặt chi tiết khi nhúng.
- Nhúng kẽm, nhúng chi tiết vào trong bể kẽm có nhiệt độ và thành phần thích hợp để kẽm khuếch tán và bám cơ học vào chi tiết với độ dày nhất định.
- Xử lý bề mặt bằng dung dịch thụ động, nhằm mục đích nâng cao tính bảo vệ và cải thiện hình thức bên ngoài cho chi tiết.
- Vệ sinh và kiểm tra sản phẩm.